Trong văn hóa và xã hội Mại_dâm

Mại dâm bắt nguồn từ tiếng Latinh là prostituere, có nghĩa là "bày ra để bán". Trong Xã hội họcTội phạm học, theo nghĩa rộng, mại dâm có thể được định nghĩa như việc trao đổi sự thỏa mãn tình dục để lấy tiền hoặc bất cứ một giá trị vật chất nào.

Theo nhà xã hội học Pháp Émile Durkheim thì mại dâm cũng giống như nạn tự sát, là dấu hiệu của một xã hội rối loạn kỷ cương và suy đồi về đạo đức.[10] Karl MarxLenin xem mại dâm là sự buôn bán xác thịt con người, phản ánh sự tha hóa đạo đức và áp bức bóc lột xuyên suốt lịch sử từ chế độ nô lệ, phong kiến cho tới chủ nghĩa tư bản, là điều cần phải xóa bỏ trong chủ nghĩa xã hội vốn chú trọng đạo đức và công bằng.[11]

Liên Hiệp Quốc trong "Công ước ngăn chặn mua bán người và nạn khai thác mại dâm" quy định những hoạt động mua dâm, ép buộc người khác bán dâm là tội ác. Các nước tham gia Công ước đã ra tuyên bố chung "Mại dâm và các dạng tội ác khác đi kèm là hành vi chà đạp lên phẩm giá và giá trị của con người".[12] Điều 6 Công ước về quyền phụ nữ kêu gọi ngăn chặn mọi hình thức buôn bán và khai thác mại dâm từ phụ nữ. Báo cáo năm 2009 của Liên Hiệp Quốc cho thấy 79% nạn nhân của bọn buôn người là để phục vụ mại dâm, và mại dâm đã được coi là "chế độ nô lệ lớn nhất trong lịch sử"[13].

Công ước Liên Hiệp quốc về trấn áp buôn bán người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949, phê chuẩn ngày 02/12/1949 của Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc, quy định[14]:

Xét rằng, mại dâm và tệ nạn đi kèm với nó là buôn bán người vì mục đích mại dâm là trái với nhân phẩm, giá trị con người và đe dọa đến hạnh phúc của mỗi cá nhân, gia đình và cộng đồng,

Xét rằng, liên quan tới việc trấn áp các hành động buôn bán phụ nữ, trẻ em, các văn kiện quốc tế dưới đây đã và đang có hiệu lực: 1. Công ước quốc tế ngày 18/5/1904 về trấn áp việc buôn bán phụ nữ để cưỡng bức mại dâm...; 2. Công ước quốc tế ngày 4/5/1910 về trấn áp việc buôn bán phụ nữ để cưỡng bức mại dâm...; 3. Công ước quốc tế ngày 30/9/1921 về trấn áp việc buôn bán phụ nữ và trẻ em...; 4. Công ước quốc tế ngày 11/10/1933 về trấn áp việc buôn bán phụ nữ ở mọi lứa tuổi, đã được sửa đổi bởi Nghị định thư nêu trên;

Nay, Các Bên ký kết đã thỏa thuận như sau:

Điều 1. Các quốc gia thành viên Công ước này nhất trí trừng phạt bất cứ người nào, để làm thoả mãn dục vọng của người khác, mà: 1.Môi giới, dụ dỗ hoặc dẫn dắt một người khác nhằm mục đích mại dâm, thậm chí với sự đồng ý của người đó; 2.Bóc lột mại dâm người khác, thậm chí với sự đồng ý của người đó,

Điều 2. Các thành viên của Công ước này cũng nhất trí sẽ trừng phạt bất cứ người nào: 1.Tổ chức hay quản lý, cố ý tài trợ hoặc tham gia vào việc tài trợ cho một nhà chứa mại dâm; 2.Cố ý cho thuê hoặc đi thuê một ngôi nhà hoặc một địa điểm khác hoặc bất kỳ một phần địa điểm như vậy để sử dụng vào mục đích mại dâm

Điều 3. Trong phạm vi pháp luật quốc gia cho phép, những cố gắng thực hiện bất kỳ tội phạm nào được đề cập tại các điều 1 và 2, và những hành động chuẩn bị tiến hành các tội phạm đó cũng sẽ bị trừng phạt...

Các tổ chức nữ quyền phản đối mại dâm, xem nó là điển hình của sự bóc lột, chà đạp nhân phẩm phụ nữ và thể hiện sự thống trị của nam giới với phụ nữ, là kết quả của các trật tự xã hội gia trưởng, trong đó phụ nữ bị coi là công cụ thỏa mãn dục vọng cho nam giới. Tổ chức vận động phụ nữ châu Âu, tổ chức liên hiệp phụ nữ lớn nhất Liên minh châu Âu (EU), phụ trách các chương trình thúc đẩy quyền bình đẳng cho phụ nữ - đã lên án mại dâm là "một hình thức không thể chấp nhận của bạo lực chống lại phụ nữ"[15].

Năm 2016, Pháp thông qua luật trừng phạt nặng khách mua dâm. Lý giải nguyên nhân Pháp lựa chọn chính sách này thay vì hợp pháp hóa mại dâm, bà Roselyne Bachelot, Bộ trưởng Các vấn đề xã hội Pháp cho hay: "Chúng tôi không thể chấp nhận những việc làm kiểu tùy tiện vui thú trên cơ thể người phụ nữ. Hợp pháp hóa hoạt động kinh doanh này (mại dâm) khiến nhiều người cho rằng, cơ thể phụ nữ luôn sẵn sàng để làm trò tiêu khiển cho đàn ông". Bà Yael Mellul - Chủ tịch Hiệp hội Phái nữ Tự do và nhà khoa học chính trị, lý giải: "Mua dâm là hành vi quan hệ tình dục bằng cách tạo áp lực lên người khác: áp lực của đồng tiền. Sự hiện diện của đồng tiền là bằng chứng không thể chối cãi được cho thấy một bên không hề tự nguyện trong quan hệ tình dục này, dù về lý thuyết họ có tự nguyện đi chăng nữa. Nói cách khác thì chính phủ Pháp coi mại dâm là một dạng bạo lực tình dục... Ở những nước công nhận mại dâm là một nghề và các nhà chứa được coi như là những cơ sở kinh doanh thì nạn buôn bán phụ nữ diễn ra rất kinh khủng, vì có cầu ắt có cung. Có thể nhìn thấy điều này các nước Đức, Úc, Tây Ban Nha, Hà Lan. Việc buôn bán phụ nữ này không khác gì chế độ buôn bán nô lệ ngày xưa"[16]

Mại dâm và tâm lý xã hội

Theo nhà tâm lý học Sigmund Freud, do có sự "thèm muốn nhục dục" (hay còn gọi là "ham của lạ") nên nhiều đàn ông không thể thỏa mãn ham muốn tình dục chỉ với người đàn bà mà họ gắn bó (vợ/người yêu). Họ cần một "ảo giác dâm dục" để đạt được sự hứng thú. Đó là tâm lý "chiếm hữu thật nhiều con giống cái" của "con đực" còn sót lại từ thời nguyên thủy, nếu đạo đứclý trí của người đàn ông không đủ chế ngự thì nó sẽ bộc lộ ra. Tình yêu, sự gắn bó với vợ khiến họ không có được ảo giác này nên họ muốn tìm đến gái mại dâm. Vì vậy, đối với nhóm đàn ông này, đàn bà chia làm hai loại: một loại để yêu thương và bảo vệ, còn loại kia chỉ là công cụ để thỏa mãn nhục dục.

Martin Monto, nhà xã hội học tại Đại học Portland, cho biết: mại dâm thu hút một bộ phận đàn ông, bởi nó là một sự kết hợp giữa "phấn khích" (quan hệ tình dục với người khác ngoài bạn đời của họ) và "mạo hiểm" (về mặt đạo đức, pháp luật, hôn nhân, bệnh hoa liễu...)[17] Khảo sát năm 2011 của tổ chức Prostitution Research & Education với 2 nhóm đàn ông (một nhóm đã từng mua dâm, nhóm kia thì không) đã phát hiện ra rằng "hầu hết những người đàn ông (thuộc cả hai nhóm) biết rằng mại dâm là có hại", đồng thời "những người đàn ông trả tiền cho quan hệ tình dục cũng có tỷ lệ cao hơn là đã từng phạm tội, chẳng hạn như hiếp dâm"[18].

Có một số người cho rằng mại dâm giúp "giải quyết nhu cầu sinh lý", vì vậy cần hợp pháp hóa mại dâm và cho rằng nên coi đây là một "nghề bình thường". Nhưng chính những người này cũng sẽ không muốn lấy một người bán dâm làm vợ/chồng; và cũng không muốn người trong gia đình mình đi mua/bán dâm. Như vậy, thực ra trong suy nghĩ của những người này, họ vẫn coi mại dâm là một việc xấu và gia đình của họ cần tránh xa, việc họ cổ vũ hợp pháp hóa mại dâm chủ yếu là để bản thân họ không bị pháp luật trừng phạt khi mua dâm[19]

Giáo sư xã hội học Lê Thị Quý cho rằng: lý do "giải quyết nhu cầu sinh lý" để biện hộ cho hành vi mua bán dâm chủ yếu là sự ngụy biện của những người "khuyết tật về mặt nhận thức, tình cảm". Quan niệm này đang làm "đê mạt hóa" quan niệm về tình dục, bởi "tình dục là hoạt động thiêng liêng khi con người có sự hòa hợp về tinh thần, tình cảm, cảm xúc. Ngược lại, khi mua bán dâm, người ta đã bỏ tiền ra để mua vui trên thân xác phụ nữ mà không tính đến các yếu tố tình cảm, gây hệ lụy xấu cho gia đình, xã hội"[20].

Mại dâm trong các tôn giáo

Tất cả những tôn giáo lớn trên thế giới đều lên án mại dâm, coi đây là tội lỗi làm nhơ bẩn phẩm giá con người và các giá trị đạo đức mà xã hội cần hướng tới.

Với Hồi giáo, mãi/mại dâm là trọng tội, có thể bị tử hình, nhưng ở nhánh Shia có cách lách luật: "Hôn nhân tưởng thức". Một người đàn ông theo dòng Shia được phép "cưới" một phụ nữ trong một thời gian từ 1 tiếng đồng hồ đến nhiều năm và sau đó phải trả cho người phụ nữ này một phần đã định trước. Ở người theo đạo Hồi Sunni, hình thức hôn nhân này bị cấm bởi nhà tiên tri Muhammad và được xem là mại dâm.

Trong Giáo hội Công giáo Rôma, ở Mười điều răn của Thiên Chúa, điều thứ 6 và thứ 9: "Chớ làm sự gian dâm… Chớ ham muốn vợ chồng người" (Xuất hành 20,14,17). Gian dâm bị coi là hành vi đi ngược lại sự công chính của nước Trời, Chúa Giêsu xếp tội này chung với tội ngoại tình và là điều xấu xa nhất xuất phát từ lòng tham của con người, làm con người bị ô uế. Thánh Phao-lô dạy: "Những kẻ dâm đãng, ngoại tình, trụy lạc… sẽ không được nước Chúa làm cơ nghiệp... việc quan hệ với đĩ điếm và tìm sự thỏa mãn tình dục bất chính dưới mọi hình thức đều làm nguy hại nặng nề tới mối quan hệ thần thánh giữa người Kitô hữu và Thiên Chúa."[21] Sách giáo lý ghi: "Mại dâm làm tổn thương phẩm giá của kẻ tham gia. Kẻ mua dâm đã gây ra tội lỗi nghiêm trọng chống lại chính mình: kẻ đó đã vi phạm đức khiết tịnh và làm ô uế chính cơ thể mình, ngôi đền thiêng của Chúa Thánh Linh. Mại dâm là một tai họa cho xã hội."[22]

Các nhà kinh điển Nho giáo thì dạy: "Sóng cồn gió táp tuy nguy hiểm, nhưng cũng không nguy hiểm bằng dục vọng con người. Con người ham muốn nhiều thứ, nhưng không gì làm đắm đuối lòng người bằng tửu sắc (rượu và nữ sắc). Kẻ tiểu nhân thấy nữ sắc thì quên hết Lễ nghĩa liêm sỉ mà hùa với nhau làm bậy, còn Người quân tử thì phải uốn nắn khuyên răn nhau mà tránh cái mầm họa của sắc dục. Người xưa có nói: "Nơi nguy hiểm nhất là ở trên giường ngủ và chốn ăn nhậu. Phải cẩn thận mà tránh." Khổng Tử từng khuyên Lỗ Ai công: "Vua Kiệt nhà Hạ, vua Trụ nhà Thương đều giàu có bạc vạn, uy chấn bốn biển. Cuối cùng chỉ vì đam mê nữ sắc mà mang họa vong quốc, nước mất mạng vong."

Phật giáo

Đức Phật cảm hóa nàng Patachara

Trong Phật giáo, mại dâm bị khép vào tội "Tà dâm". Khi tại thế, Đức Phật Thích Ca từng giáo hóa, cứu độ nhiều kỹ nữ, tiêu biểu như nàng Phệ Sa. Ngài dạy: "Kẻ ôm lòng ái dục cũng như kẻ cầm đuốc đi ngược gió, tất bị họa cháy tay. Kẻ say mê sắc dục như cá nuốt lưỡi câu, như thiêu thân bay vào đèn, tự dấn thân vào chỗ chết mà không hay biết". Mỗi người ai cũng muốn gia đình mình đầm ấm yên vui, vợ con đoan chính, vậy cớ sao lại đi phá hại gia cương, làm nhục nhã tông môn người khác, đưa vợ con người khác vào đường dâm loạn... Được thác sinh kiếp người là khó, gặp được chính pháp lại càng khó. Ai cũng có lòng dâm dục, nhưng giữ gìn không tà dâm mới là đạo lý làm người. Để nhân dục làm bại hoại luân lý, chẳng những uổng cả kiếp người, còn gieo mầm Ác Quả về sau.

Trong kinh A Hàm và Nikaya, Phật khuyên người cư sĩ không nên làm 6 nghề ác vì không phù hợp với tâm từ bi của đạo Phật, gây khổ đau cho nhiều chúng sinh, tạo ra Ác nghiệp và sẽ bị đọa vào ba ác đạo (Địa ngục, Ngạ quỷ, Súc sinh). Một trong 6 nghề đó là buôn bán người, bao gồm hai loại: buôn nô lệ lao động khổ sai - là mãi nô, buôn xác thịt phục vụ dâm dục - là mãi dâm. Phật nói rằng kẻ làm nghề này rất độc ác, dùng thế lực, tiền bạc bắt ép những người bất hạnh phải bán thân làm nô lệ, làm gái mại dâm, khiến cho bao gia đình khổ đau và tan nát. Mại dâm là một hành vi đồi bại làm mất nhân phẩm của con người, khiến con người không còn đạo đức và còn tệ hơn loài thú vật, vậy nên kẻ làm nghề này cũng gây ra Ác Nghiệp rất lớn. Luật nhân quả không chừa một ai, khi báo ứng ập tới thì không ai có thể cứu được những kẻ này[23]

Theo Phật giáo, mại dâm sẽ gây ra một nghiệp rất lớn, kẻ mua bán, chứa chấp, cổ xúy mại dâm không thể tránh khỏi nhận lãnh quả báo dù ở kiếp này hay kiếp sau theo nguyên lý "Nhân quả tuần hoàn, Tất có báo ứng". Lạc thú từ tà dâm chỉ là nhất thời, nhưng tội nghiệt thì to như núi, quả báo là nghiêm trọng nhất. Kẻ bán dâm vì tiền mà đem nhân phẩm, thân thể làm đồ chơi cho kẻ khác, gây ô nhục bản thân, gia đình và xã hội; kẻ mua dâm thì dùng kim tiền để chà đạp nhân phẩm con người, làm bại hoại nhân luân, kỷ cương xã hội.

Tội nhân chịu quả báo trong Bát nhiệt địa ngục

Trong Bát nhiệt địa ngục, có nhiều ngục dành cho những kẻ mua bán dâm: "Dầu Oa Địa Ngục" (Ngục dầu sôi), "Tiểu Phẩn Niệu Nê Địa Ngục" (Ngục Bùn phân nước tiểu - đọa cho kẻ bán dâm), "Ngục cát thâm thử giáo" (chuột cắn xé tinh hoàn - cho kẻ mua dâm tham dục hiếu sắc), "Ngục bát trường" (Ngục moi ruột - cho kẻ chứa chấp dắt mối mại dâm), "Ngục trát diều thoát xát" (Bửa sọ - cho những kẻ có học mà lại viết báo, làm luật cổ xúy mại dâm). Tại đó tội nhân bị hành hạ thiêu đốt để trả nghiệp báo cho sự dâm dục vô đạo khi còn sinh thời, khi đầu thai sẽ bị đưa vào súc sinh giới vô tri chỉ biết sống theo bản năng, đúng như nguyên tắc "Gieo Nhân nào gặt Quả nấy". Nếu phạm tội nặng (con đưa cha đi mua dâm, mẹ ép con bán dâm, già cả đi mua dâm kẻ đáng tuổi cháu chắt...) thì là hành vi Phản lại Đạo Trời, sẽ đọa vào A Tì địa ngục, vĩnh viễn không được siêu sinh.

Phật Thích Ca dạy, sự đau khổ trong địa ngục là ngoài sức mô tả. Một khi rơi vào ngục Vô Gián thì sẽ không còn đường ra nữa. Càng cố thỏa mãn lòng tham sắc dục thì kẻ u mê chỉ càng chìm trong vũng bùn Tội nghiệt. Sự dâm dục phóng túng chỉ là thoáng chốc, nhưng quả báo thì ghê gớm vô cùng. "Có Nhân ắt có Quả, hại người ắt hại mình... Biết lấy điều hổ thẹn để tự răn mình, thế gian ít người làm được. Nhưng người đã làm được, họ khéo tránh điều khổ nhục như ngựa hay khéo tránh roi da." - Một người khôn ngoan, nghe được Phật pháp nên hiểu rõ điều này mà chiêm nghiệm, giữ mình khỏi cám dỗ của lòng dâm dục bất chính.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Mại_dâm http://www.aaei.com.au/licensedbrothels.htm http://www.brisbanetimes.com.au/queensland/queensl... http://www.theage.com.au/articles/2003/11/26/10698... http://www.therecord.com.au/site/index.php?option=... http://www.radioaustralia.net.au/international/200... http://www.justice.gc.ca/eng/rp-pr/other-autre/pro... http://www2.macleans.ca/2010/02/18/south-korea-tak... http://action.web.ca/home/catw/readingroom.shtml?x... http://www.americanthinker.com/2010/03/whats_wrong... http://asiancorrespondent.com/130358/thailand-anti...